Chuyên ngành Dược lâm sàng thuộc ngành Dược học

NTTU – Dược lâm sàng là ngành khoa học mới, có vai trò rất quan trọng trong hệ thống Y tế. Tuy nhiên ngành khoa học này vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Vậy Dược lâm sàng và hoạt động của Dược sĩ lâm sàng ra sao? Cùng NTTU tìm hiểu qua bài viết tổng hợp dưới đây bạn nha.

Chuyên ngành Dược lâm sàng là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

– Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
– Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
– Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.
– Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.
– Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh.
– Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
– Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

– Phát huy tối đa hiệu quả của thuốc, dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân.
– Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.
– Giảm tối thiểu các chi phí điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn bệnh nhân.

Các hoạt động chính của người dược sĩ lâm sàng bao gồm :
– Tư vấn: Phân tích cách điều trị, tư vấn cho bác sĩ về tính đúng đắn của việc điều trị bằng thuốc và cung cấp sự chăm sóc dược cho bệnh nhân ở bệnh viện cũng như cộng đồng.
– Lựa chọn thuốc: Xác định “Danh mục thuốc” hoặc “Danh sách giới hạn thuốc” bằng cách phối hợp với các bác sĩ bệnh viện, các bác sĩ đa khoa và những người ra quyết định.
– Thông tin thuốc: Tìm kiếm thông tin và đánh giá nghiêm túc các y văn khoa học, tổ chức các dịch vụ thông tin thuốc cho cả hai đối tượng thầy thuốc và bệnh nhân.
– Lên danh sách và chuẩn bị thuốc: Lên danh sách và chuẩn bị thuốc, vật dụng y tế phù hợp với các tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của từng bệnh nhân.
– Nghiên cứu sử dụng thuốc: Thu thập dữ liệu về điều trị thuốc, giá thành thuốc và kết quả trên bệnh nhân bằng các phương pháp khoa học.
– Dược động học/ giám sát thuốc điều trị: Nghiên cứu động học của thuốc và tối ưu hóa liều lượng.
– Thử nghiệm lâm sàng: Lên kế hoạch, đánh giá và tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
– Dược kinh tế học: Dùng các kết quả của thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu kết quả điều trị trên bệnh nhân để xác định các đánh giá tỷ lệ giá thành.
– Phân phối và thực hiện thuốc: Nghiên cứu, triển khai các hệ thống phân phối thuốc và vật dụng y tế sao cho bảo đảm tính an toàn cao khi thực hiện, giảm những tổn thất và giảm nguy cơ sai sót thuốc.
– Giảng dạy và tập huấn: Giảng dạy trước và sau khi tốt nghiệp cho các dược sĩ và các nhân viên y tế khác, đồng thời thực hiện các hoạt động để đưa ra chương trình tập huấn và giáo dục cho các đối tượng trên.

Các hoạt động dược lâm sàng có thế tác động đến việc dùng thuốc đúng ở 3 mức độ khác nhau trước, trong và sau khi kê đơn.
Trước khi kê đơn:
– Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, nghĩa là ra quyết định thuốc nào xứng đáng được lưu hành trên thị trường, thuốc nào nên được đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn nào và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.
– Dược sĩ lâm sàng cũng liên quan đến các hoạt động của thử nghiệm lâm sàng ở các mức độ khác nhau như tham gia vào hội đồng đạo đức; vào giám sát thử nghiệm; vào sự phân phối và chuẩn bị các thuốc thử nghiệm.
Trong khi kê đơn:
– Dược sĩ lâm sàng có thể tác động đến quan điểm và quyền ưu tiên của người kê đơn trong việc lựa chọn thuốc đúng.
– Dược sĩ lâm sàng giám sát, phát hiện và ngăn chặn tương tác thuốc, các phản ứng bất lợi và sai sót về thuốc bằng cách đánh giá các khía cạnh của đơn thuốc (giải thích thêm của người dịch: như chỉ định-lựa chọn thuốc, liều lượng thuốc, tương tác thuốc, cách dùng thuốc…).
– Dược sĩ lâm sàng lưu ý đến liều lượng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp cần phải giám sát điều trị.
– Dược sĩ cộng đồng cũng có thể ra quyết định kê đơn trực tiếp, khi tư vấn với các thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn).
Sau khi kê đơn:
– Sau khi đơn thuốc được kê, dược sĩ lâm sàng đóng vai trò chính trong giao tiếp và tư vấn bệnh nhân.
– Dược sĩ có thể cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về các điều trị dành cho họ, giám sát đáp ứng điều trị, kiểm tra và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân với các thuốc kê đơn.
– Là thành viên của một nhóm đa chuyên khoa, dược sĩ lâm sàng cũng cung cấp sự chăm sóc thống nhất giữa “bệnh viện đến cộng đồng” và ngược lại, bảo đảm tính liên tục về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổng hợp

Call Now