- GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ BỘ MÔN
Tên Tiếng Việt : Bộ môn Dược lý
Tên Tiếng Anh: Department of Pharmacology
Facebook hoạt động của BM: https://www.facebook.com/duoclyntt
Năm thành lập
Năm 2008, Bộ môn Hóa Dược- Dược lý được thành lập đầu tiên khi khoa Dược – trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành mới hình thành, để đảm nhận chức năng giảng dạy lý thuyết và thực hành cho hệ trung cấp.
Năm 2010, Bộ môn Hóa dược – Dược lý tách thành 2 bộ môn riêng là Bộ môn Hóa dược và Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng để đảm nhận chức năng giảng dạy lý thuyết và thực hành của hệ cao đẳng, đạị học.
Năm 2017, Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng tiếp tục tách thành 2 bộ môn: Bộ môn Dược lý và Bộ môn Dược lâm sàng.
Chức năng và nhiệm vụ:
Với chức năng là một bộ môn giảng dạy chuyên ngành chính trong việc đào tạo nhân lực ngành Dược, bộ môn Dược lý giảng dạy và trang bị các kiến thức cơ bản như sau:
Về kiến thức ngành:
- Môn Dược động học (2 tín chỉ): giảng dạy cho SV hệ chính qui năm thứ 3 và hệ liên thông năm thứ 2.
- Dược lý học đại cương và Dược lý các nhóm thuốc trong các hệ trị liệu: giảng dạy cho SV hệ chính qui năm thứ 4 và hệ liên thông năm thứ 3, 4.
Về kiến thức chuyên ngành:
- Chuyên đề dược lý (2 tín chỉ): giảng dạy cho sinh viên năm 5 lựa chọn chuyên đề Dược lý.
- NHÂN SỰ CHỦ CHỐT
Hiện tại, bộ môn có 05 nhân sự cơ hữu, bao gồm 04 Thạc sĩ và 01 Dược sĩ đại học. Nhân sự của bộ môn luôn được sự hỗ trợ từ Khoa và Nhà trường trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các lớp tập huấn và tham gia nghiên cứu khoa học để năng cao năng lực người giảng viên.
Thông tin cá nhân | |
– Thạc sĩ: VÕ THỊ THU HÀ
– Chức danh: Quyền Trưởng BM Dược lý – Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng – Email: vttha@ntt.edu.vn |
|
Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố:
Giải thưởng cá nhân:
|
Thông tin cá nhân | |
– Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
– Chức danh: Giảng viên – Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế – Email: ntttrang@ntt.edu.vn |
|
Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố:
|
Thông tin cá nhân | |
– Thạc sĩ: HOÀNG THỊ PHƯƠNG LIÊN
– Chức danh: Giảng viên – Chuyên ngành: Dược lý- Dược lâm sàng – Email: htplien@ntt.edu.vn |
|
Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố:
|
Thông tin cá nhân | |
– Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT
– Chức danh: Giảng viên – Chuyên ngành: Dược lý- Dược lâm sàng – Email: ntbtuyet@ntt.edu.vn |
|
Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố:
|
Thông tin cá nhân | |
– Dược sĩ: DƯƠNG THỊ MỸ DUYÊN – ĐH Nguyễn Tất Thành
– Chức danh: Kỹ thuật viên – Email: dtmduyen@ntt.edu.vn |
1. CƠ SỞ VẬT CHẤT – GIÁO TRÌNH
1.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy – học
Bộ môn quản lý 02 phòng thí nghiệm được trang bị các máy móc hiện đại với số lượng tương đối đầy đủ và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt có máy đo thể tích chân chuột Plethysmometer (Ugo Basile, Ý) và máy Rotarod, máy đo UV-VIS,… để phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu của Giảng viên và sinh viên.
1.2. Về giáo trình và tài liệu tham khảo
Từ những ngày đầu thành lập, bộ môn đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của các thầy cô bộ môn Dược lý – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình của bộ môn sử dụng đa số là các loại sách do các Thầy Cô bộ môn Dược lý – Đại học Y Dược TP.HCM biên soạn và xuất bản. Bao gồm:
- Dược lý học Tập 1, Mai Phương Mai (chủ biên), NXB Y học, TP Hồ Chí Minh, 2019.
- Dược lý học Tập 2, Mai Phương Mai (chủ biên), NXB Y học, TP Hồ Chí Minh, 2019.
Ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo:
- Dược lực học, Trần Thị Thu Hằng, NXB Phương Đông, TP Hồ Chí Minh, 2019.
- Dược thư quốc gia Việt Nam, Bộ Y tế, NXB Y học, Hà Nội, 2015.
- AHFS drug information 2016, American Society of Hospital Pharmacists, 2016.
- Goodman and Gilman’s the pharmacological basis of therapeutics , Laurence L. Brunton, Randa Hilal-Dandan, Björn C. Knollmann, McGraw Hill Medical, 2018.
- Basic & clinical pharmacology, Bertram G. Katzung, McGraw-Hill Education,
Từ những nguồn tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước, bộ môn Dược lý đã biên soạn slide theo môn học cho sinh viên dễ nắm bắt được bài giảng hơn như Dược động học, Dược lý cơ sở, Dược lý, chuyên đề Dược lý.
Một số giáo trình Bộ môn biên soạn và đã đưa vào sử dụng (lưu hành nội bộ) bao gồm:
- Giáo trình Thực hành Dược lý 1
- Giáo trình Thực hành Dược lý 2
- Giáo trình Thực hành Dược lý
2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trong công tác nghiên cứu khoa học, bộ môn Dược lý phát triển theo định hướng nghiên cứu Dược lý thực nghiệm và ứng dụng từ nguồn thảo dược. Các mô hình dược lý thực nghiệm được ứng dụng để khảo sát độc tính cấp, đánh giá tác động dược lý như các mô hình về đau: viêm phù, viêm khớp cấp/mạn tính, đau ngoại biên, đau thần kinh… Bộ môn phối hợp các thiết bị máy móc và lâm sàng để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy sinh viên song song với việc phát triển đề tài nghiên cứu hướng dẫn sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp và tham gia đề tài nghiên cứu các cấp.
Định hướng nghiên cứu khoa học
Từ năm 2012 đến nay , bộ môn đã và đang thực hiện các đề tài theo định hướng đánh giá tác dụng dược lý của các cây thuốc, hợp chất tự nhiên trên các mô hình theo hướng điều trị giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa, an thần,… Các đề tài đều đã được nghiệm thu và đăng trên một số tạp chí trong và ngoài nước. Các kết quả được Bộ môn Dược lý ứng dụng để hoàn thiện các học phần thực hành của sinh viên giúp sinh viên định hướng nghiên cứu khoa học và có thêm kiến thức thực tiễn. Ngoài ra kết quả của nghiên cứu cũng sẽ đóng góp đáng kể vào việc khẳng định đường lối chính sách phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên để làm nguyên liệu sản xuất thuốc của bộ y tế. Đây cũng là đóng góp của các nhà khoa học vào sự phát triển khoa học kỹ thuật của thành phố, mở ra hướng nghiên cứu mới về thành phần và tác dụng của các hợp chất tự nhiên. Trong những năm tới Bộ môn Dược lý tiếp tục nghiên cứu mở rộng để đánh giá tác dụng dược lý của các cây thuốc, hợp chất tự nhiên trên một số bệnh như đái tháo đường, gout, tăng huyết áp, …. tạo tiền đề cho hướng nghiên cứu phát triển nguồn dược liệu phong phú trong nước trở thành những chế phẩm có tác dụng tốt ở các cơ sở sản xuất dược phẩm.
3. THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Thành tích tập thể
Trong 10 năm qua, bộ môn Dược lý đã đạt được các thành tích như sau:
- Giải nhì Phương pháp giảng dạy hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy Khoa Dược – Trường đại học Nguyễn Tất Thành năm 2017.
- Giải nhất Poster trong hội nghị khoa học Khoa dược NTTU lần thứ 1/2017.
- Khen thưởng tích cực tham gia của giảng viên và sinh viên trong hội nghị khoa học Khoa dược NTTU lần thứ 1/2017.
- Bằng khen tập thể xuất sắc liên tục từ 2015 đến 2020
3.2. Thành tích cá nhân
- Các thành viên trong bộ môn luôn giữ vững danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và lao động tiên tiến trong xuyên suốt quá trình công tác tại Khoa Dược và Nhà trường.
- ThS Võ Thị Thu Hà hướng dẫn sinh viên lọt vào vòng Chung kết Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 22 với đề tài “Khảo sát tác động kháng viêm của cao chiết quả cây chuối hột rừng Musa acuminata, Musaceae”
- Poster tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật- Khoa Dược-Đại học Y Dược Tp.HCM Lần thứ 36, 2019 với đề tài “Khảo sát độc tính bán trường diễn đường uống trên chuột nhắt của viên nang cứng Mimostam” của Ths. Nguyễn Thị Bạch Tuyết.
3.3. Hướng dẫn Sinh viên nghiên cứu khoa học
Năm học 2017 – 2018, bộ môn bắt đầu hướng dẫn sinh viên đại học khoá đầu tiên làm nghiên cứu khoa học. Bộ môn có 03 đề tài sinh viên đăng ký nghiên cứu khoa học cấp trường và hướng dẫn 07 sinh viên của khoá 2013 làm khoá luận tốt nghiệp.
Năm 2018-2019, bộ môn tiếp tục hướng dẫn sinh viên đại học làm nghiên cứu khoa học với những hướng nghiên cứu về khảo sát độc tính cấp, tác dụng giảm đau, kháng viêm, an thần của cao chiết dược liệu để từ đó làm cơ sở để đánh giá độ an toàn, hiệu quả điều trị của thuốc có nguồn gốc dược liệu. Bộ môn có 04 đề tài sinh viên đăng ký thi Eureka và hướng dẫn 05 sinh viên của khoá 2014 làm khoá luận tốt nghiệp.
Năm 2019-2020, bộ môn tiếp tục hướng dẫn 2 đề tài sinh viên khoá 15 làm khóa luận tốt nghiệp và có 2 đề tài sinh viên đăng ký eureka, trong đó có 1 đề tài được lọt vào vòng Chung kết Eureka lần thứ 22.
Khóa 2013