Bào chế – Công Nghiệp Dược

  1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ BỘ MÔN

Bộ môn Bào chế – Công nghiệp dược được thành lập từ những ngày đầu hình thành khoa Dược – 2008 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 11 – 2009.

Bộ môn Bào chế – Công nghiệp dược đảm nhận giảng dạy các môn sau đây:

– Thực hành dược khoa 2 (Cơ sở ngành): Hướng dẫn các thao tác và cách sử dụng các dụng cụ cơ bản trong phòng thực hành.

– Bào chế và công nghệ dược phẩm 1 và 2 (Chuyên ngành): Cung cấp kiến thức về các dạng bào chế, phương pháp điều chế và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng.

– Sản xuất thuốc 2 (Chuyên ngành): Hướng dẫn xây dựng công thức, lựa chọn phương pháp và trang thiết bị phù hợp để sản xuất một số dạng thuốc trên quy mô công nghiệp. Khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc.

– Hệ thống trị liệu mới và một số dạng thuốc đặc biệt (Chuyên ngành): Giới thiệu và cung cấp kiến thức về các dạng bào chế mới, phương pháp điều chế và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng.

– Chuyên đề bào chế (Chuyên ngành): Ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật để nghiên cứu phát triển các dạng thuốc hiện đại như thuốc có cấu trúc nano, hệ trị liệu qua da.

Song song với công việc giảng dạy, Bộ môn còn đảm nhận những công tác khác theo sự phân công từ Ban Chủ nhiệm khoa Dược và nhà trường, bao gồm giảng dạy đi đôi với đảm bảo chất lượng, xây dựng và cải tiến giáo trình/đề cương chi tiết phù hợp yêu cầu của Bộ và nhu cầu xã hội, tham gia hỗ trợ coi thi THPT, tuyển sinh, cố vấn học tập, tư vấn chuyên ngành, hướng dẫn sinh viên làm đồ án chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học.

Bộ môn cập nhật các thông tin, thông báo mới nhất và trao đổi, hỗ trợ sinh viên thông qua trang: https://www.facebook.com/B%E1%BB%99-m%C3%B4n-B%C3%A0o-ch%E1%BA%BF-%C4%90H-Nguy%E1%BB%85n-T%E1%BA%A5t-Th%C3%A0nh-743314675816911

  1. NHÂN SỰ THƯỜNG TRỰC

Các thành viên bộ môn luôn ý thức nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thông qua việc tham gia đầy đủ các khóa tập huấn của khoa Dược và nhà trường, không ngừng học hỏi cập nhật các kiến thức mới để mang đến cho sinh viên những giờ học chất lượng nhất.

Thông tin cá nhân
– Thạc sĩ: CHẾ QUANG MINH

– Chức danh: Quyền Trưởng Bộ môn

– Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng

– Email: cqminh@ntt.edu.vn

Thông tin cá nhân
– Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG

– Chức danh: Giảng viên

– Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm – Bào chế

– Email: nththuong@ntt.edu.vn

Thông tin cá nhân
– Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

– Chức danh: Giảng viên

– Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm – Bào chế

– Email: ntklien@ntt.edu.vn

Thông tin cá nhân
– Dược sĩ: LÔI THÔNG LIÊM

– Chức danh: Giảng viên

– Chuyên ngành: Dược

– Email: liemlt@ntt.edu.vn

Thông tin cá nhân
– Dược sĩ: VÕ THẾ ANH TÀI

– Chức danh: Giảng viên

– Chuyên ngành: Dược

– Email: vtatai@ntt.edu.vn

Thông tin cá nhân
– Dược sĩ: LÊ THỊ DIỄM HƯƠNG

– Chức danh: Nhân viên phòng thực hành

– Chuyên ngành: Dược

– Email: ltdhuong@ntt.edu.vn

Thông tin cá nhân
– Dược sĩ: NGUYỄN THỊ NHƯ Ý

– Chức danh: Nhân viên phòng thực hành

– Chuyên ngành: Dược

– Email: ntny@ntt.edu.vn

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH

Với mục đích cơ bản nhất của bào chế là tạo ra được dạng thuốc hợp lý, hiệu quả, an toàn và kinh tế cho người sử dụng, người học được cung cấp đầy đủ các kỹ năng thao tác dụng cụ, máy móc và lý luận cơ sở trong việc sản xuất thuốc. Chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc cung cấp cho sinh viên:

  • Kiến thức cơ bản về thực vật, dược liệu, dược học cổ truyền, chiết xuất, công nghệ sinh học, bán tổng hợp, tổng hợp trong sản xuất nguyên liệu làm thuốc và vận dụng các kiến thức này để xây dựng quy trình và sản xuất một số nguyên liệu làm thuốc.
  • Kiến thức, kỹ năng về triển khai thực hiện nghiên cứu, phát triển công thức các dạng thuốc, giúp người học đánh giá được vai trò, ảnh hưởng của các thành phần trong công thức, qui trình bào chế, sản xuất đến độ ổn định, độ an toàn, sinh khả dụng và hiệu quả điều trị của thuốc. Từ đó, xây dựng, triển khai quy trình sản xuất một số dạng bào chế quy ước.
  • Kỹ năng thực hiện được việc tổ chức và pha chế một số thuốc tại cơ sở điều trị. Vận dụng một cách phù hợp, trách nhiệm và có đạo đức những kiến thức về dạng bào chế, sinh dược học trong lựa chọn và sử dụng thuốc.
  • Kiến thức tổng quát về hệ thống quản lý chất lượng thuốc, các nguyên tắc chuẩn mực áp dụng trong hệ thống quản lý chất lượng thuốc và kiến thức cơ bản về các kỹ thuật phân tích thường được sử dụng trong phân tích, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Từ đó, triển khai được việc phân tích, kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo Dược điển Việt Nam.
  • Kiến thức để xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
  • Kiến thức và áp dụng được các nguyên tắc thực hành tốt (GPs) trong sản xuất và cung ứng. Từ đó, tham gia xây dựng và áp dụng các quy trình thao tác chuẩn (SOPs) để đảm bảo chất lượng thuốc.

Từ nền tảng đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể vào làm tại các xí nghiệp sản xuất dược phẩm ở vị trí

  • Nghiên cứu và phát triển thuốc (R&D – Research and Development)
  • Đảm bảo chất lượng thuốc (QA – Quality Assurance)
  • Kiểm nghiệm thuốc (QC – Quality control)
  • Xưởng sản xuất
  • Kho bảo quản thuốc (GSP – Good Storage Practice)
  1. CƠ SỞ VẬT CHẤT – GIÁO TRÌNH

4.1. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy – học

Bộ môn có 04 phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu thiết yếu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học như máy dập viên, máy bao phim, máy bao đường, máy trộn siêu tốc, máy sấy tầng sôi, máy đóng nang thủ công, tủ sấy, bếp cách thủy, máy đo pH, máy khuấy, thiết bị đồng nhất hóa, máy đo độ cứng, máy đo độ rã, máy đo độ hòa tan…

4.2. Về giáo trình

Bộ môn có đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo để phục vụ công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.

Giáo trình thực hành được bộ môn biên soạn dưới sự cố vấn của cô TS. Hồ Thị Ánh, dựa trên các nguồn tham khảo là giáo trình của Đại học Y dược TP.HCM và Đại học Dược Hà Nội.

Để hướng dẫn sinh viên chuyên ngành, sinh viên làm đề tài bộ môn còn tham khảo thêm các giáo trình đào tạo sau đại học dành cho chuyên ngành bào chế và các bài báo, tài liệu từ các tạp chí Y dược uy tín trên thế giới (Journal of Pharmacy research, International Journal of Pharmtech research, Handbook of Pharmaceutical Excipients…)

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên thực hiện đề tài khoa học công nghệ các cấp thuộc lĩnh vực chuyên môn của bộ môn và lĩnh vực khoa học giáo dục.

Định hướng Nghiên cứu chính của Bộ môn giai đoạn 2018-2020

  • Xây dựng công thức và quy trình điều chế các giá mang vi nhũ tương từ các loại dầu thực vật trên quy mô phòng thí nghiệm.
  • Nang hóa dược chất vào các giá mang vi nhũ tương để hình thành dạng bào chế hoàn chỉnh dùng ngoài da và dùng bằng đường uống, đánh giá chất lượng và độ ổn định của vi nhũ tương.
  • Chiết xuất các hoạt chất từ trong dược liệu và bào chế thành dạng thuốc thích hợp.

Định hướng Nghiên cứu chính của Bộ môn giai đoạn 2021-2023

  • Điều chế các loại giá mang có cấu trúc nano
  • Nang hóa dược chất vào giá mang nano, đánh giá chất lượng và độ ổn định của dạng thuốc nano

Hướng dẫn SV: Giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực hiện đồ án, khóa luận tốt nghiệp phù hợp với định hướng nghiên cứu của bộ môn.

Bộ môn thực hiện nhiều đề tài khoa học mang tính ứng dụng. Nhiều bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, nổi bật như:

Nghiên cứu hệ phân tán rắn celecoxib” (2017) của ThS. Chế Quang Minh

Nghiên cứu bào chế vi cầu amoxcicilin kết dính sinh học tại dạy dày” (2017) của ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương

“Khảo sát thành phần flavonoid trong cây Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L. Asteraceae” (2017) và “Bào chế vi nhũ tương từ cao khô rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC., Molluginaceae)” (2018), “Xây dựng công thức gel nhũ tương dầu olive dùng ngoài” (2020) của ThS. Nguyễn Thị Kim Liên.

  1. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Từ năm 2008 đến nay, bộ môn Bào chế – Công nghiệp dược đã đạt được các thành tích như sau:

  • Giải khuyến khích Phương pháp giảng dạy hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy” Khoa Dược – Trường đại học Nguyễn Tất Thành năm 2017.
  • Khen thưởng tích cực tham gia của giảng viên và sinh viên trong hội nghị khoa học khoa Dược NTTU lần thứ 1/2017.
  • Giải khuyến khích Hội thảo “Bài giảng hay – Thầy trò tích cực” – Khoa Dược 2018.
  • Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học các năm 2018, 2019, 2020.

Call Now