MAKETING DƯỢC-CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP DƯỢC 4.0

Trong khi các ngành hàng khác gặp khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu do đại dịch covid. Ngành Dược phẩm được cho là ít bị ảnh hưởng và vẫn tăng trưởng 2 con số. Marketing Dược phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng cho một tập đoàn hay nhà sản xuất dược phẩm. Để triển khai Marketing ngành Dược thành công, bạn cần cộng hưởng rất nhiều yếu tố quan trọng.

Kinh doanh Dược chủ yếu thông qua các hoạt động bao gồm: bán hàng và khuyến mãi; các hoạt động tiếp thị cung cấp thông tin khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Mặc dù vẫn sử dụng kỹ thuật marketing để quảng bá thuốc, marketing ngành Dược vẫn có nét đặc trưng riêng. Cụ thể, đặc điểm của marketing dược phẩm gắn liền với việc cung cấp các thông tin khoa học có bằng chứng và phải được kiểm duyệt bởi cơ quan y tế có chức năng.

Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing của thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bản chất: thực hiện chăm sóc thuốc đáp ứng thỏa mãn cho nhu cầu điều trị hợp lý chứ không phải chỉ sản xuất hay kinh doanh thuốc. Hoạt động Marketing dược đáp ứng 5 đúng: đúng thuốc, đúng số lượng,  đúng nơi , đúng giá , đúng lúc

1) Đúng thuốc: Xét theo góc độ trực tiếp, yêu cầu hệ thống marketing dược cung cấp thuốc đúng loại dược chất, đúng hàm lượng theo ghi trên nhãn, chính là phải đảm bảo chất lượng thuốc.

2) Đúng số lượng thuốc: Marketing dược phải xác định được đúng số lượng thuốc sẽ sản xuất kinh doanh để tung ra thị trường. Phải xác định quy cách số lượng thuốc đóng gói sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu (bệnh viện, hiệu thuốc bán lẻ …).

3) Đúng nơi: Thứ nhất, với thuốc kê đơn do bác sĩ kể đơn và chỉ có dược sĩ được quyền phân phát. Hơn nữa, trách nhiệm của marketing trong nhiệm vụ “đúng nơi” là cần thiết phải duy trì mối quan hệ thương mại tốt với các phần tử khác của kênh phân phối. Vì vậy, những người bán lẻ, bán buôn và bệnh viện phải là một thể thống nhất với chính sách phân phối của nhà sản xuất.

4) Đúng giá: Giá là một trong 4 chính sách của marketing – mix, và thực tế ở điều kiện kinh tế của nước ta thì giá là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt thuốc là một loại hàng hóa tối cần thiết, người tiêu dùng thường bắt buộc phải dùng cho điều trị bệnh tật. Hơn nữa tại nơi bán lẻ, thuốc là loại hàng gần như không có hiện tượng mặc cả.

5) Đúng lúc: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuốc là một trách nhiệm nữa của quản lý marketing dược có liên quan tới chức năng đúng nơi.[1]

Marketing Dược hướng đến các mục tiêu sau:

  • Xây dựng nhận thức và nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất. Qua đó, khẳng định mình như một đối tác cung cấp giải pháp sức khỏe đáng tin cậy.
  • Giáo dục nhân viên y tế về các phương pháp điều trị hiện có và bệnh lý liên quan. Giáo dục cộng đồng bệnh nhân về tình trạng bệnh, các triệu chứng liên quan và các phương pháp điều trị hiện có.
  • Phổ biến thông tin quan trọng trong quá trình ra mắt thuốc hoặc giải pháp điều trị.
  • Tăng khả năng hiển thị trang web và hoàn thành các hành động chính trên website. Để từ đó tăng lợi tức đầu tư tiếp thị.
  • Tăng doanh số bán các sản phẩm dược để tối đa hóa lợi nhuận trên giá thành sản phẩm và đầu tư quảng cáo.
  • Tập trung vào việc hỗ trợ bệnh nhân trong suốt thời gian ra mắt sản phẩm.

Thiết lập kế hoạch tiếp thị bao gồm nhiều giai đoạn hay nhiều bước khác nhau bắt đầu từ việc xác định và đánh giá cơ hội, phân khúc khách hàng (phân chia thị trường thành những nhóm đồng nhất) và lựa chọn khách hàng mục tiêu mà thương hiệu muốn đeo đuổi, xây dựng kế hoạch định vị sản phẩm và chiến lược tiếp thị tích hợp; chuẩn bị và thực hiện kế hoạch tiếp thị và cuối cùng là kiểm soát việc thực hiện, đánh giá kết quả.

Trong nền kinh tế số, tiếp thị kết hợp truyền thống và tiếp thị số bổ trợ nhau trong suốt hành trình khách hàng, hoà trộn phong cách chân thực trong xây dựng thương hiệu kết hợp với số hoá (máy móc đến máy móc) trong sự gắn kết với khách hàng. Chính điều này đã tạo nên sự thay đổi nhiều trong kế hoạch và hoạt động tiếp thị.

Dược phẩm là một ngành đặc thù mà có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của người dùng, thế nên bạn nên có kiến thức về chuyên môn để từ đó có được những ấn phẩm truyền thông cho ngành, ngoài ra cũng thể hiện trách nhiệm bản thân với khách hàng.

Marketing dược phẩm không giống các hình thức ngành marketing khác. Nó có bản chất là việc marketing thuốc và các sản phẩm của thuốc để nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì mục tiêu sức khỏe. Nguyên tắc marketing dược phẩm là thuốc được bán đúng đối tượng marketing dược, đúng loại, đúng giá, đúng nơi cần.[2]

Hiện nay, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt thì rất nhiều bài PR dược phẩm xuất hiện tràn lan trên internet, chính vì thế đã khiến người mang bệnh không biết tin vào đâu. Có rất nhiều bệnh nhân mắc những căn bệnh mãn tính như dạ dày, đại tràng… thì lượng thông tin họ nhận lại là quá lớn khi nhãn hàng nào cũng quảng cáo sản phẩm của mình chữa được bệnh. Tất cả quảng cáo đó đều chỉ là quảng cáo lý tính nên không thể chạm tới người bệnh, hiện nay thì marketing cảm xúc mới là xu hướng chung của các ngành và nó có thể tạo ra sự gắn kết chặn chẽ với mọi khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tuyết Anh, 2021” Định nghĩa, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược”

[2] Mediphar USA, 2921 “Bí quyết xây dựng chiến lược marketing ngành dược cho sản phẩm thuốc”

Call Now